DU HỌC NGHỀ ĐỨC - NGÀNH LÁI TÀU

DU HỌC NGHỀ ĐỨC - NGÀNH LÁI TÀU

14:53 - 13/10/2021

Tàu là một trong những phương tiện công cộng phổ biến ở Đức. Người Châu Âu nói chung và người Đức nói riêng thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông này. Bởi tính an toàn, chi phí hợp lí, di chuyển dễ dàng và nhanh chóng. Một trong những lí do chính tạo nên điều này là thái độ cẩn trọng và quy trình làm việc chặt chẽ của các nhân viên ngành đường sắt.

 

Lộ trình du học nghề lái tàu tại Đức

 

Đầu tiên, học viên sẽ phải học tiếng Đức tới trình độ B2 trong vòng từ 10 -12 tháng. Song song với quá trình học tiếng Đức tại Việt Nam, học viên sẽ học để lấy chứng chỉ sơ cấp ngành lái tàu hỏa.

Sau đó tiến hành làm hồ sơ, xin hợp đồng nghề. Khi đã hoàn thiện bộ hồ sơ bao gồm cả hợp đồng nghề gốc, học viên sẽ phải nộp hồ sơ vào Đại Sứ Quán để xin visa. Quá trình này mất khoảng 2 – 4 tháng. Khi đã xin được visa thì học viên bắt đầu về nhà thu xếp để chờ ngày bay sang Đức.

Sau khi sang Đức, học viên theo học chương trình lái tàu kéo dài tầm 14 tháng bao gồm cả giờ học lý thuyết và thực hành. Học viên sẽ được đào tạo kiến thức về bảo dưỡng, kiểm tra, vận hành máy móc, lắp ráp, tính toán khoảng cách phanh, cách điều khiển tàu, cấu tạo tàu, quản lý kế hoạch tàu chạy……

 

 

Kiến thức mà một nhân viên lái tàu tương lai được đào tạo

 

  • Vận hành tàu cũng như kiểm tra và điều khiển
  • Kiến thức cơ bản về hệ thống đường sắt
  • Thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết
  • Xử lí đúng các sự cố và trục trặc trong vận hành
  • Tổ chức vận hành tàu hiện nay
  • Sắp xếp và thiết lập vận hành tàu hàng ngày

 

 

Công việc của nhân viên lái tàu tại Đức

 

Các nhiệm vụ quan trọng của nhân viên lái tàu khi điều khiển, vận hành một con tàu bao gồm:

  • Lựa chọn tốc độ phù hợp
  • Điều chỉnh lực kéo
  • Điều khiển phanh, lái tự động
  • Vận hành hệ thống phanh
  • Hệ thống chiếu sáng và cát (để tạo độ nhám vào mùa đông)
  • Điều khiển cần gạt chính, van phanh lái và tiêu thụ điện năng.

Như vậy, nhân viên lái tàu phải luôn có cái nhìn tổng quan về tất cả các quy trình trên tàu và trên tuyến. Việc xử lí chính xác các thiết bị công nghệ hiện đại trên tàu đòi hỏi kiến thức, sự hiểu biết về kĩ thuật và sự linh hoạt trong thao tác.

 

 

Lợi ích du học nghề lái tàu ở Đức

 

  • Được học tập trong môi trường giáo dục hàng đầu châu Âu, được tiếp cận với máy móc, phương tiên tiến tiến, hiện đại, được tiếp cận nền giáo dục chuẩn quốc tế.
  • Miễn hoàn toàn 100% học phí đào tạo nghề.
  • Được hoàn lại học phí học B2 tại Việt Nam.
  • Mức lương cao: từ 1900 – 2000 Eu/ tháng khi học nghề, 2700 – 3000 Euro/ tháng sau khi tốt nghiệp.
  • Được phép làm thêm 21 tiếng/ tuần với mức thu nhập 16 -19 Euro/giờ.
  • Cơ hội định cư sau 5 năm học tập và làm việc ở Đức.

 

 

Lương đào tạo và thu nhập sau khi tốt nghiệp của học viên du học nghề lái tàu ở Đức

 

Học viên du học nghề lái tàu ở Đức có thể được nhận mức lương đào tạo trong quá trình học là 1.700 Euro/tháng (khoảng hơn 40 triệu VNĐ/tháng) trong năm đầu tiên. 2.200 Euro/tháng trong năm thứ hai. Và tăng lên 3.000 Euro/tháng trong năm thứ ba. Mức lương sau khi tốt nghiệp của nhân viên lái tàu phụ thuộc vào hai yếu tố: Kinh nghiệm chuyên môn và Hợp đồng thỏa thuận.

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo và chính thức đi làm, học viên có thể đạt mức lương khoảng 3.300 – 3.800 Euro/tháng (khoảng 80 – 90 triệu đồng/tháng). Ngoài ra, nhân viên lái tàu còn được nhận các khoản phụ cấp như làm ca đêm, làm vào cuối tuần hoặc ngày Giáng sinh. Tổng tiền lương hàng năm có thể tăng lên đến 45.000 Euro và nhiều cơ hội thăng tiến lên quản lý, cán bộ đào tạo …

 

 

Những thách thức khi du học nghề ngành lái tàu ở Đức

 

  • Nghề lái tàu hỏa luôn tiềm ẩn những rủi ro. Không ít các vụ tai nạn đường sắt xảy ra mỗi năm, thậm chí nhiều tài xế không chịu nổi áp lực khi chứng kiến các vụ tai nạn thương tâm từ những trường hợp thấy trước cách đó cả trăm mét đường, nhưng cũng thể nào phanh kịp để thay đổi hậu quả.
  • Nguyên nhân phổ biến nhất khiến tai nạn tàu hỏa xảy ra là trật bánh. Mức độ tai nạn do trật bánh tùy thuộc vào một số yếu tố như loại đường (đường chính, sân, đường phụ, hoặc đường công nghiệp), chiều dài của đoàn tàu, số lượng toa rời khỏi đường ray, tốc độ của đoàn tàu vào thời điểm trật bánh và vị trí của toa thứ nhất khi tàu trật bánh. 
  • Các nguyên nhân khác có thể gây tai nạn bao gồm các vấn đề về thiết bị và đường ray, như các mối hàn hoặc đường ray bị hư hỏng, ổ trục bị hỏng và bánh xe bị trục trặc. Ngoài sự cố cơ học, tàu hỏa có thể gặp sự cố do sự cố liên lạc hoặc tín hiệu, và lỗi do con người gây ra khi vận hành tàu.
  • Chịu áp lực lớn về thời gian. Nghề lái tàu hỏa yêu cầu tính kỷ luật cao, đúng giờ, đúng tuyến. Nếu là tài xế ôtô thì mệt là có thể dừng xe nghỉ nhưng với nghề lái tàu hỏa tất nhiên là không thể như vậy. Để bảo đảm giờ giấc thì phải chạy đúng tốc độ đã quy định. Với tốc độ nhanh mà đi qua nhiều đường ngang thì cũng rất nguy hiểm.
  • Gánh trên vai tính mạng của hàng trăm người, người lái tàu luôn phải trong tình trạng tập trung cao độ, một chút lơ đãng cũng có thể phải trả giá đắt. Trong hành trình phải bảo đảm hàng chục vạn km đường an toàn, không xảy ra tai nạn đáng tiếc.