ĐỊNH KIẾN VỀ NGƯỜI ĐỨC?

ĐỊNH KIẾN VỀ NGƯỜI ĐỨC?

16:41 - 23/12/2021

Nhiều người nhận xét rằng người Đức rất khó gần, lạnh lùng và thượng đẳng. Nhưng liệu đây có phải là định kiến về người Đức?

Không chỉ riêng Đức, mà bất kỳ một quốc gia nào cũng đều có đặc trưng riêng. Ngay cả ở Việt Nam, các vùng miền đã có phong cách sống, lối suy nghĩ khác nhau, vậy thì ở Đức cũng vậy.

Nếu người Đức nghĩ người Việt Nam mình như này “ Ồ người Việt à, người Việt chỉ muốn tìm cách ở lại, lợi dụng hệ thống an sinh của Đức. Làm giả ăn thật, làm ăn không theo quy tắc, thích lách luật,...” thì bạn sẽ nghĩ thế nào? Đây có phải định kiến của người Đức đối với người Việt.

Đây là khi người Đức nghe thấy, nhìn vào một bộ phận người Việt nhưng không hẳn tất cả ai cũng vậy. Cũng giống như mình khi chỉ nghe về người Đức cũng thế. Phải thực sự tiếp xúc và nói chuyện các bạn mới nhận ra người Đức không xấu đến thế đâu.

Mình đã từng sống ở Đức và rất thích du lịch qua các vùng ở Đức thì mình thấy ngay ở trên nước Đức, mỗi vùng miền đều có những định kiến khác nhau:

  • Người dân vùng Schwäbsich thường được người dân vùng khác biết tới như những người tằn tiện chi tiêu chắt bóp cả đời để đủ tiền xây nhà rồi thì tính cách khó gần. 
  • Vùng Köln Bonn mới thực sự tuyệt vời để học tập vì đây là nơi phát triển và con người thân thiện, cởi mở.
  • Bạn bè Đức vùng Köln Bonn không mặn mà với Stuttgart cho lắm. Nói đến đi chơi ở Đức thì chỉ đi Frankfurt, München, Berlin thôi.

Tuy nhiên, cũng giống như người Việt định kiến về người Thanh Hóa là ki bo, tính toán nhưng không phải ai cũng vậy, các bạn vẫn sẽ gặp được người tốt ở Thanh Hóa hay ở miền trung và ở Đức cũng vậy. Chính vì thế, khi sang Đức các bạn nên hòa mình và học thêm về văn hóa của người Đức, điều này sẽ giúp bạn hòa nhập tốt hơn khi sang Đức sinh sống và làm việc đó.

 

Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi sang Đức học tập và sinh sống nhé

1. Người Đức thường không thấy thoải mái vời người lần đầu tiên gặp gỡ đã hỏi xin số điện thoại

Nếu bạn ở Mỹ thì sẽ thấy việc trao đổi số điện thoại là rất bình thường và diễn ra khá thoải mái. Tuy nhiên, đối với người Đức số điện thoại khá quan trọng, nó là thông tin cá nhân và họ rất ngại cho người khác, hay để lộ thông tin trên mạng vì sẽ bị quấy rầy bởi những cú điện thoại sale hay những tin nhắn rác.

Bản thân mình khi ở Đức về Việt Nam cũng hạn chế trao đổi số điện thoại, tránh lộ thông tin cá nhân khi không cần thiết.

Các bạn cũng phải lưu ý điền thông tin của mình ở những tờ quảng cáo nhận Voucher giảm giá, nhận báo miễn phí nhé. Hãy chỉ điền ở những hãng lớn và được tin tưởng thôi.

 

2. Nếu muốn kết giao với người Đức thì đừng ngại ngùng mà hãy sẵn sàng chia sẻ các vấn đề văn hóa, chính trị

Vấn đề văn hóa, chính trị đã đi vào đời sống của người Đức như những câu chuyện chúng ta tán gẫu mỗi ngày. Có rất nhiều chủ đề “Small Talk” để các bạn bắt chuyện với người Đức, tuy nhiên người Đức lại cực kỳ quan tâm tới vấn đề văn hóa, chính trị. Vì thế, bạn sẽ được điểm cộng nếu chia sẻ với họ về vấn đề này và cũng dễ làm thân với người Đức hơn.

 

3. Hiếm khi người Đức có kiểu quyết định tức thời làm việc gì đó.

Người Đức luôn luôn lên kế hoạch cho bản thân họ. Họ làm gì cũng cần có lên lịch. Nếu bạn đã quen ở Việt Nam, bạn bè bất chợt tới nhà chơi, hay đột nhiên nhận điện thoại rủ đi chơi, uống cà phê thì chắc các bạn sẽ sốc khi sang Đức thời gian đầu đó. Nếu bạn hỏi người Đức, chiều họ có rảnh đi cà phê không thì họ sẽ dở ngay cuốn sổ cá nhân ra và coi lịch tuần của họ. Lúc đầu mình còn nghĩ làm như vậy làm gì cho mệt nhỉ nhưng sau mình mới biết, đó là một phần trong văn hóa của người Đức. Họ không bao giờ quyết định làm điều gì đó một cách tức thời, ngay cả việc sang nhà bạn thân chơi, hay về nhà thăm bố mẹ, họ đều gọi điện hỏi trước cả tuần, rồi lên lịch. Nhưng có lẽ vì thế mà cuộc sống của họ luôn diễn ra một cách quy củ và không quên bất cứ việc gì cả.

 

4. Hãy bỏ qua ngại ngùng mà đặt câu hỏi và tìm ra câu trả lời

Người Đức rất thẳng thắn, vì thế khi bạn thắc mắc bất cứ vấn đề gì, đừng ngại đặt câu hỏi, bạn sẽ nhận được câu trả lời thích đáng đấy.

 

Thông qua bài viết này mình mong các bạn sẽ có cái nhìn khác về người Đức. Người Đức không hề xấu, không hề lạnh lùng hay thượng đẳng như chúng ta nghĩ. Hãy trang bị cho mình một nền tảng kiến thức tốt về văn hóa Đức để có thể hòa nhập, sinh sống và làm việc tốt ở Đức nhé!