CHỨNG MINH TÀI CHÍNH (CMTC) VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

CHỨNG MINH TÀI CHÍNH (CMTC) VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

11:59 - 25/09/2021

Chứng minh tài chính du học Đức là chứng minh được khả năng tài chính hoặc tài sản hiện có của mình đủ khả năng để trang trải chi phí cuộc sống khi bạn sang Đức học tập, sinh hoạt hàng ngày trong thời gian sống tại Đức hay không.

Lí do cần chứng minh tài chính

Thường thì chi phí du học Đức sẽ gồm 2 phần chính, đó là học phí và các khoản lệ phí đóng thêm khác ở trường và phí sinh hoạt hàng ngày của bạn. Việc thanh toán các khoản chi phí này là điều không thể tránh khỏi khi bạn sinh sống và học tập tại Đức. Tuy nhiên trường của bạn có thể yêu cầu bạn chứng minh những điều kiện và thu nhập để biết rằng bạn có đủ tiền để trả cho các khoản phí này trong tương lai hay không. Và đa số trường đại học ở Đức sẽ yêu cầu bạn cung cấp số dư tối thiểu trong tài khoản phong tỏa hoặc tài khoản ngân hàng quốc tế mà bạn có.

Về chi phí sinh hoạt, ở Đức có yêu cầu tài chính theo luật định với chi phí sinh hoạt đối với du học sinh là 670 €/ tháng trở lại hoặc 8040 €/ năm. Điều này có nghĩa là sinh viên phải có một số tiền tối thiểu bằng với phí sinh hoạt trong vòng một tháng hoặc năm trong tài khoản tài chính theo luật Đức quy định.

 

Quy định chung về mức chứng minh tài chính tối thiểu

Chính phủ Đức yêu cầu du học sinh phải chuẩn bị đủ tiền để chi tiêu trong quá trình học tập thì mới được cấp thị thực. Quy định này nhằm đảm bảo sinh viên có thể chuyên tâm vào việc học mà không phải đi làm thêm. Từ ngày 01/01/2021, phí chứng minh tài chính hàng tháng tối thiểu sẽ là 861 EUR (khoảng 24 triệu đồng). Tổng số tiền CMTC ít nhất là 10,332 Euro (khoảng 290 triệu VND) cho một năm học. 

Cụ thể, bạn phải gửi tiền CMTC vào ngân hàng dưới hình thức tài khoản phong tỏa ở Việt Nam trước khi nhập cảnh vào Đức. Sau đó, bạn sẽ sử dụng giấy xác nhận của ngân hàng để nộp hồ sơ xin thị thực. Chỉ khi đến Đức, bạn mới có thể rút số tiền này với hạn mức hàng tháng là 861 Euro. Nếu tổng số dư bạn có lớn hơn mức tối thiểu, bạn có thể rút nhiều hơn. Một số ngân hàng uy tín có dịch vụ mở tài khoản phong tỏa tại Việt Nam có thể giúp bạn như:  Ngân hàng Vietinbank, Fintiba, Deutsche Bank,...

 

Hồ sơ chứng minh tài chính

Những tài liệu bạn cần để chứng minh tài chính gồm:

  • Giấy cam kết theo quy định của Luật Cư Trú
  • Một tài khoản phong tỏa (như đã giải thích ở trên, bạn có thể mở tài khoản này tại hai ngân hàng tại Việt Nam là VietinBank và Deutsche Bank)
  • Bảo lãnh của ngân hàng (mở một tài khoản bảo lãnh ngân hàng và được gia hạn hàng năm tại một tổ chức tín dụng ở Đức)
  • Học bổng (bạn có thể đính kèm chứng từ học bổng làm bằng chứng về khả năng tài chính của mình) 
  • Ngoài ra nếu gia đình bạn có người quen có hộ khẩu thường trú tại Đức, bạn có thể nhờ họ bảo lãnh và nộp “thư bảo lãnh” tới cơ quan cấp phép visa.

Lưu ý rằng thời gian xét duyệt hồ sơ chứng minh tài chính sẽ kéo dài ít nhất là 4 tuần và đôi khi còn dài hơn thế nữa, vì vậy bạn cần hoàn thiện hồ sơ càng sớm càng tốt để đủ thời gian nhập học.

 

Các cách để chứng minh tài chính khi đi du học Đức

1. Bảo lãnh từ công dân Đức

Du học sinh được công dân Đức bảo lãnh, cam kết với cục xuất nhập cảnh quản lí. Đây có thể là họ hàng, người quen, người thân đang cư trú tại Đức. Người này sẽ đứng ra để bảo đảm những khoản chi phí khi bạn du học tại Đức được chi trả.

2. Bảo lãnh ngân hàng

Bạn cần chứng minh bảo lãnh ngân hàng Đức mỗi năm số tiền 8040 Euro. Du học sinh mở bảo lãnh ngân hàng ở tổ chức tín dụng ở Đức gia hạn hàng năm.

Bảo lãnh ngân hàng là một trong các cách để chứng minh tài chính khi du học Đức.

3. Giấy cam kết dựa trên quy định luật cư trú điều 66, 68

Chứng minh dựa trên mẫu quốc gia đối với người thứ ba nhận chi phí. Nghĩa là gia đình cần chứng minh về thu nhập, tài sản cá nhân. Điều này chứng minh gia đình đủ điều kiện chi trả tài chính suốt thời gian du học sinh học ở Đức.

4. Tài khoản phong toả

Bạn mở tài khoản phong toả rồi gửi tiền vào. Du học sinh phải gửi vào tài khoản đó số tiền tương đương mà bạn cần chứng minh.

 

Chứng minh tài chính linh hoạt khi du học nghề

Theo quy định của chính phủ Đức, sinh viên du học nghề vẫn phải đảm bảo có đủ chi phí sinh hoạt với mức tối thiểu theo quy định sau khi đã trừ hết các loại phí. Khác với du học sinh hệ đại học, những người chọn du học nghề Đức hầu hết đều nhận được trợ cấp nên có thể không cần CMTC nếu số tiền này đạt yêu cầu. Cơ khí, lái tàu, nhà hàng - khách sạn hay điều dưỡng là những ngành được nhiều bạn chọn lựa với mức trợ cấp từ 650-1300 Euro/tháng. Trên thực tế, số tiền trợ cấp thực không phải lúc nào cũng tương ứng với yêu cầu mà đại sứ quán đề ra. Nếu số tiền trợ cấp dưới mức tối thiểu, bạn sẽ cần phải chứng minh rằng bạn có các nguồn tài chính khác để bù vào. Trong giai đoạn học ngoại ngữ trước khi học nghề chính thức, bạn vẫn cần CMTC như bình thường dưới dạng tài khoản phong tỏa.